1. Ép cọc: 

- Định vị tim cọc. Kiểm tra chất lượng cọc, tải trọng ép. Kiểm tra kỹ các mối nối cọc trong quá trình ép. 

- Hầu hết các gói thầu ép cọc hiện nay đều khoán lại phần nhân công cho thợ ép cọc nên công tác ép và nối cọc rất ẩu, cần phải giám sát chặt chẽ.

- Lời khuyên: Phải giám sát kỹ toàn bộ quá trình ép cọc. Đừng tin vào đồng hồ đo tải, nên kiểm tra kỹ khối lượng tải trọng.

2. Đào móng, cắt đầu cọc, lăm le móng:

- Công tác tưởng chừng dễ nhất mà lại hay sai nhất và làm ẩu nhất.

- Cần xác định rõ cao độ đáy móng để cắt cọc cho chuẩn, lăm le sạch sẽ.

- Các lỗi hay gặp: đầu cọc hụt sau khi lăm le, đầu cọc bị bể do đục bê tông quá tay và không cắt trước khi đục, nền móng lăm le không đạt chất lượng (dơ bẩn, bùn đất, xà bần + đất cát rơi vãi vào...). Cần phải chuẩn bị trước phương án thi công nếu móng bị ngập nước.

3. Gia công cốt thép: 

- Khi lắp đặt cốt thép rất dễ bị cấn tường, cấn copha dẫn đến mất lớp bê tông bảo vệ sắt thép, nên cần thợ và thầu có kinh nghiệm gia công thép cho chuẩn.

4. Đổ bê tông móng:

- Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi đổ bê tông. Thi công đúng quy trình.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc, đặc biệt không thể thiếu đầm dùi, phải chuẩn bị nhiều hơn 2 đầm dùi. 

Còn nữa ...